5 bước lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết 2024

5 bước lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết 2024

Với những người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân sẽ còn khá bỡ ngỡ. Bạn sẽ phải làm quen với nhiều khoản, mục liên quan đến việc này. Tuy nhiên, với thông tin được chia sẻ trong bài viết này của ngân hàng số Timo sẽ giúp bạn lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, tối ưu.

>> Xem thêm: Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là gì?

Kế hoạch tài chính cá nhân là một bản kế hoạch về việc sử dụng ngân sách cân đối dòng tiền thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của một cá nhân, thường gắn với tình hình tài chính hiện tại có tính đến các rủi ro tài chính hoặc các sự kiện trong tương lai.

Thông thường, lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân sẽ được tạo theo bảng, có sử dụng các công thức tính toán để đảm bảo độ chính xác cũng như mang tính trực quan sinh động cho người sử dụng.

Kế hoạch tài chính giúp cá nhân đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân
Kế hoạch tài chính giúp cá nhân đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm: 11 kinh nghiệm tiết kiệm tiền của tôi giúp bạn dư dả, giàu có hơn

Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân mang lại lợi ích như thế nào?

Kế hoạch tài chính cá nhân có tầm quan trọng rất lớn trong cuộc sống, vì nó mang lại cho bạn các lợi ích như:

  • Quản lý tốt thu chi, tiết kiệm, nợ, đầu tư

Với một bản kế hoạch tài chính chỉn chu, bạn sẽ nắm rõ dòng tiền của mình đang đi về đâu, từ đó không còn phải lo lắng việc thiếu trước hụt sau.

  • Chuẩn bị cho các mục tiêu lớn trong đời

Kế hoạch tài chính cụ thể sẽ có những mốc thời gian chi tiết giúp bạn tập trung vào cách quản lý tiền bạc và thời gian để đạt được các mục tiêu đã đề ra như kết hôn, sinh con, kinh doanh, du lịch, chu cấp cho cha mẹ…

  • Chủ động ứng phó với nhiều rủi ro bất ngờ

Biến động cuộc sống là điều khó tránh. Ai cũng có thể bị thất nghiệp, phá sản hoặc gặp vấn đề sức khỏe vào bất kỳ lúc nào. Nhưng nếu đã có một bản kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn, bạn có thể sẵn sàng đối mặt với mọi biến cố mà không cần phụ thuộc vào ai.

  • Hạn chế áp lực tiền bạc trong cuộc sống

Khi đã có kế hoạch tài chính hiệu quả, bạn sẽ không còn quá áp lực về tiền bạc và sẽ có nhiều thời gian để tập trung làm việc và hưởng thụ cuộc sống. Đặc biệt nếu biết cách quản lý tài chính ngay từ lúc trẻ, khi về già bạn sẽ tận hưởng một cuộc sống an nhàn và độc lập.

>> Xem thêm: Nghỉ hưu sớm cần bao nhiêu tiền

4 lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân
4 lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân (Nguồn: Internet)

5 bước lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết, hiệu quả nhất

Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân hợp lý, hiệu quả với 5 bước đơn giản như sau:

Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính cá nhân

Để lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả, điều đầu tiên bạn cần làm là nắm bắt rõ tình hình tài chính cá nhân hiện tại, bao gồm các khoản thu nhập, khoản đầu tư và các khoản vay trong vòng 1 tháng. Việc thống kê rõ ràng sẽ giúp bạn đánh giá được khả năng chi tiêu của mình, từ đó xác định được các mục tiêu tài chính cần đạt được. Để thuận tiện hơn cho việc đánh giá tình hình tài chính, bạn có thể sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân hoặc bạn có thể ghi chép chi tiết các khoản đã chi trong ngày vào một cuốn sổ tay, trên excel.

Sử dụng app quản lý chi tiêu

App quản lý tài chính là lựa chọn tối ưu với mọi người. Có rất nhiều ứng dụng phổ biến như Ngân hàng số Timo, Mint, PocketGuard, hoặc Money Lover. Điều này giúp bạn dễ dàng ghi chép các giao dịch, tự động phân loại các khoản chi tiêu và hiển thị báo cáo tình hình tài chính.

Với mục tiêu giúp khách hàng quản lý tài chính cá nhân tốt hơn, Ngân hàng số Timo đã cho ra đời sản phẩm Tag chi tiêu, Báo cáo phân tích thu chi, báo cáo thu chi tổng hợp,… Cách sử dụng các tính năng này rất đơn giản, đầu tiên khách hàng cần có tài khoản Ngân hàng số Timo. Yên tâm là các bước mở tài khoản đều thực hiện online và miễn phí 100% kể cả việc vận chuyển thẻ ATM vật lý đến nhà. Xem chi tiết tại Cách mở tài khoản ngân hàng online.

Sau đó, các bạn chỉ cần gắn Tag chi tiêu sau mỗi giao dịch. Tag chi tiêu có thể điều chỉnh theo thói quen sinh hoạt của bạn. Cuối cùng, các bạn chỉ cần truy cập các Báo cáo đã được hệ thống ghi nhận lại. Lưu ý, Tag chi tiêu được gắn đúng sẽ giúp báo cáo rõ ràng và chính xác hơn.

Báo cáo phân tích thu chi tháng Timo - giúp lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả
Đánh giá tài chính dễ dàng với Tag chi tiêu, báo cáo phân tích thu chi của Timo

Sử dụng bảng excel quản lý kế hoạch tài chính

Nếu bạn thích sử dụng công cụ truyền thống hơn, bạn có thể tạo một bảng tính Excel để ghi chép tình hình tài chính. Tạo các cột cho ngày, mô tả giao dịch, loại chi tiêu (như hóa đơn, thực phẩm, giải trí), thu nhập, và số tiền. Sau đó, thêm các cột tính toán tổng thu và tổng chi hàng tháng.

Tuy nhiên, cách thức này có hạn chế là mọi người thường quen với việc dùng excel trên máy tính hơn là điện thoại, mà máy tính thì quá cồng kềnh để có thể ghi chép ngay khi chi tiêu. Vì thế, bạn dễ quên hoặc bỏ qua những khoản chi nhỏ, tạo ra sự chênh lệch giữa chi tiêu so với số tiền còn dư ở cuối tháng. Đồng thời, không phải bất kỳ ai cũng biết sử dụng máy tính và excel.

Dù bạn sử dụng app quản lý chi tiêu hay bảng Excel, hãy ghi chép tất cả các giao dịch hàng ngày một cách chi tiết. Bao gồm cả thu nhập (lương, thu nhập phụ) và các khoản chi tiêu (tiền điện, tiền nước, mua sắm, ăn uống,…). Dựa trên báo cáo và phân tích, xác định những điểm mạnh trong việc quản lý tài chính của bạn (ví dụ: tiết kiệm, đầu tư) cũng như những điểm yếu (ví dụ: chi tiêu không cần thiết).

>> Gợi ý các bài viết nên đọc để quá trình đánh giá tài chính dễ dàng hơn:

Bước 2: Xác định mục tiêu tài chính theo SMART

Sau khi đánh giá tình hình tài chính hiện tại của bạn, bạn cần xác định mục tiêu tài chính của mình. Mục tiêu của bạn có thể là tiết kiệm để mua nhà, nghỉ hưu, du lịch hay bất cứ điều gì khác. Khi bạn đã xác định được mục tiêu của mình, bạn có thể bắt đầu lập kế hoạch để đạt được chúng.

Gợi ý của Timo là các bạn có thể sử dụng quy tắc SMART để đặt mục tiêu, cụ thể như sau:

  • Cụ thể (Specific): Đặt ra mục tiêu tài chính cụ thể và rõ ràng, ví dụ như tiết kiệm 20 triệu đồng để mua xe máy trong vòng 1 năm.
  • Đo được (Measurable): Xác định cách đo lường tiến trình đạt được mục tiêu, ví dụ như kiểm tra số tiền tiết kiệm hàng tháng để đảm bảo tiến độ.
  • Thực hiện được (Achievable): Đảm bảo mục tiêu tài chính là khả thi dựa trên thu nhập và khả năng tiết kiệm của bạn.
  • Liên quan (Relevant): Mục tiêu tài chính cần liên quan đến ước mơ và giá trị cá nhân của bạn, ví dụ như mục tiêu mua nhà để đảm bảo nơi ở ổn định cho gia đình.
  • Có thời hạn (Time-bound): Đặt một thời hạn cụ thể để đạt được mục tiêu, ví dụ như tiết kiệm đủ tiền để du lịch vào tháng 12 năm sau.
Xác định mục tiêu tài chính cá nhân cụ thể, rõ ràng theo quy tắt SMART
Xác định mục tiêu tài chính cụ thể, rõ ràng theo quy tắt SMART (Nguồn: Internet)

Bước 3: Loại bỏ những khoản chi không cần thiết

Sau khi theo dõi chi tiêu hàng ngày, bạn hãy rà soát lại các khoản chi tiêu và loại bỏ những khoản chi tiêu không cần thiết. Những khoản chi tiêu không cần thiết thường là những khoản chi tiêu mang tính nhất thời, cảm xúc, chẳng hạn như mua sắm theo xu hướng, ăn uống ngoài hàng,…

  • Đối với các sản phẩm hay dịch vụ bạn dùng định kỳ, hãy tìm kiếm các công ty mới có nhiều ưu đãi cạnh tranh hơn. Ví dụ, bạn có thể chuyển sang sử dụng thẻ tín dụng miễn phí phí thường niên, sử dụng dịch vụ gọi điện thoại miễn phí qua ứng dụng Viber/Skype/Messenger,…
  • Nếu bạn có những thú tiêu khiển tốn kém, hãy cắt giảm hoặc loại bỏ chúng. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên xem truyền hình cáp, hãy cân nhắc chuyển sang sử dụng các dịch vụ xem phim trực tuyến giá rẻ hơn.
  • Hãy tận dụng tối đa các phiếu giảm giá cho các sản phẩm và dịch vụ bạn cần.

Bước 4: Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết và tích luỹ tiền bạc hiệu quả

Khi đã xác định được mục tiêu tài chính của mình, bạn cần lập kế hoạch để đạt được chúng. Bước này tập trung vào việc xác định kế hoạch chi tiêu và cách tích lũy tiền bạc một cách hiệu quả, nhằm đảm bảo bạn đạt được mục tiêu tài chính của mình.

Bạn có thể áp dụng quy tắc “6 chiếc lọ” hoặc phương pháp 50/20/30:

  • Quy luật 6 chiếc lọ: Chia thu nhập hàng tháng thành 6 khoản cho các mục tiêu cụ thể: tiết kiệm (10%), đầu tư (10%), chi tiêu hàng ngày (60%), giáo dục và phát triển bản thân (10%), giải trí (5%), và dự trữ khẩn cấp (5%).
  • Phương pháp 50/20/30: Phân bổ thu nhập hàng tháng thành 50% cho các nhu cầu cơ bản như nhà cửa, thực phẩm; 20% cho việc tiết kiệm và trả nợ; 30% cho các hoạt động giải trí và mục tiêu tài chính cá nhân khác.

Ngoài ra, còn có các biến thể như quy tắc 70/10/10/10, 90/10, 5 chiếc lọ,… Tùy theo thói quen sinh hoạt mà các bạn lựa chọn phương pháp cho phù hợp.

Sau đó, khoản tiền trong Hũ tiết kiệm sẽ được tích lũy bằng việc gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc tiết kiệm tích lũy.

Lưu ý, việc chi tiêu tiết kiệm để tích lũy tiền bạc chỉ phù hợp với các mục tiêu tài chính ngắn hạn dưới 1 năm như mua xe, mua laptop, mua điện thoại,… số tiền dao động khoảng 10-50 chục triệu đồng. Còn với các mục tiêu dài hạn hơn thì Timo sẽ chia sẻ ở phần tiếp theo của bài viết.

Sử dụng Hũ chi tiêu Timo để tối ưu việc lập kế hoạch tài chính cá nhân

Với tính năng Hũ chi tiêu (Money Pot) của Timo, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và linh hoạt trong việc quản lý chi tiêu cá nhân. Với hũ chi tiêu, bạn có thể chia ngân sách của mình thành các hũ con như hũ di chuyển, hũ mua sắm, hũ ăn uống,… tương ứng với các khoản chi khác nhau.

Hũ chi tiêu giúp cân đối kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lý và đảm bảo rằng các chi phí luôn được đáp ứng đầy đủ. Bằng cách chia tiền vào các hũ chi tiêu, bạn có thể theo dõi số tiền đã được chi cho mỗi mục đích là bao nhiêu, từ đó tránh việc chi tiêu vượt quá ngân sách. Với tính năng này, bạn không chỉ có sự linh hoạt và tự do trong việc quản lý tài chính cá nhân mà còn đảm bảo luôn duy trì được sự cân đối và ổn định trong chi tiêu hàng ngày.

Hũ chi tiêu (Money Pot) của Timo giúp tối ưu việc lập kế hoạch tài chính cá nhân

Hũ chi tiêu (Money Pot) của Timo giúp tối ưu việc lập kế hoạch tài chính cá nhân

Hũ chi tiêu (Money Pot) của Timo giúp tối ưu việc lập kế hoạch tài chính cá nhân

>> Xem thêm:

Bước 5: Tuân thủ kế hoạch chi tiêu

Bước này tập trung vào việc duy trì và bám sát kế hoạch tài chính cá nhân để đảm bảo rằng bạn đang tiến đúng hướng đến mục tiêu tài chính của mình. Dưới đây là cách bạn có thể thực hiện bước này chi tiết:

  • Theo dõi thường xuyên để đảm bảo bạn đang tuân thủ phân bổ tiết kiệm và chi tiêu đã đặt ra.
  • Tiếp tục sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu để ghi chép và theo dõi mọi giao dịch hàng ngày. Tính năng tự động phân loại và báo cáo giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về tình hình tài chính.
  • So sánh chi tiêu thực tế với ngân sách đã đề ra. Nếu bạn phát hiện có khoản chi tiêu vượt quá ngân sách, hãy xem xét để điều chỉnh lại.
  • Cuộc sống luôn thay đổi, và có thể xuất hiện những tình huống khẩn cấp hoặc cơ hội đột ngột. Hãy linh hoạt điều chỉnh kế hoạch tài chính để thích nghi những thay đổi này một cách hợp lý.
  • Xem xét tiến trình của bạn trong việc đạt đến các mục tiêu tiết kiệm. Nếu cảm thấy kế hoạch ban đầu không phù hợp hãy đừng ngần ngại thực hiện lại bước 1 và lập lại bảng tài chính cá nhân mới.

>> Có thể bạn quan tâm: Kế hoạch chi tiêu cá nhân

Cách lập kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn cho mục tiêu hưu trí, tự do tài chính

Bên cạnh kế hoạch tài chính ngắn hạn dưới 1 năm, hãy cân nhắc lập kế hoạch dài hạn để đạt đến những mục tiêu lớn hơn như mua nhà, hưu trí hay tự do tài chính.

Số tiền cần để đạt được các mục tiêu tài chính này khá lớn, có thể dao động từ vài trăm triệu hoặc lên đến tiền tỷ. Ví dụ, mua nhà trong 5 năm với giá 2 tỷ đồng, nghỉ hưu sớm ở tuổi 45 với mức chi tiêu mỗi tháng 10 triệu đồng,….Do đó, để đạt được các bạn không thể chỉ dựa vào việc tiết kiệm mà có thể phải đầu tư hoặc vay để rút ngắn quá trình.

Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn cũng tương tự 4 bước được đề cập ở phần trên. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm một số bước quan trọng như sau.

Đầu tư để gia tăng thu nhập

Bằng cách đầu tư thông thái, bạn có thể tạo ra các nguồn thu nhập bổ sung khác ngoài thu nhập hàng tháng từ công việc chính. Thu nhập thụ động từ đầu tư như lãi suất, cổ tức có thể giúp bạn tạo ra một luồng tiền dồi dào hơn, giúp bạn tiếp tục tích lũy và tiến gần đến mục tiêu nhanh hơn so với việc chỉ tiết kiệm thông thường.

Các loại tài sản đầu tư phổ biến như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư mở, bất động sản, và các công cụ tài chính khác. Dựa vào ngân sách cá nhân, mục tiêu, thời gian, khẩu vị rủi ro,… để lựa chọn kênh đầu tư phù hợp để tăng khả năng sinh lời tốt.

  • Ngân sách cá nhân: Là số tiền bạn có sẵn để đầu tư mà không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và khả năng thanh toán các khoản chi tiêu cố định.
  • Mục tiêu tài chính: Mục tiêu cụ thể như mua nhà, hưu trí,… sẽ giúp bạn xác định thời hạn đầu tư và mức lợi nhuận cần đạt được.
  • Khẩu vị rủi ro: Xác định mức độ rủi ro bạn sẵn lòng chấp nhận trong quá trình đầu tư. Một số kênh đầu tư có mức rủi ro cao hơn nhưng có cơ hội sinh lời lớn, trong khi các kênh đầu tư khác an toàn hơn nhưng lợi nhuận thấp hơn.
  • Đánh giá kiến thức và hiểu biết của bạn về các loại đầu tư khác nhau: Nếu bạn hiểu biết về thị trường chứng khoán, bạn có thể lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu. Nếu bạn quen thuộc với bất động sản, đây có thể là kênh đầu tư phù hợp.

Lập kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn cho mục tiêu hưu trí, tự do tài chính khi về già

Lập kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn cho mục tiêu hưu trí, tự do tài chính khi về già (Nguồn: Internet)

>> Thông tin chi tiết về các loại tài sản:

Vay và quản lý nợ để rút ngắn thời gian

Một trong những cách tiếp cận với mục tiêu tài chính (mua nhà, mua đất,…) nhanh nhất là vay tiền từ ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc thậm chí đơn vị bạn đang công tác (nếu công ty có chính sách cho nhân viên vay tiền không lãi suất và sẽ trừ dần vào tiền lương). Tuy nhiên, việc vay tiền và trả nợ đòi hỏi sự kế hoạch chi tiêu, quản lý thông thái để đảm bảo rằng tài chính cá nhân của bạn vẫn được duy trì ổn định sau khi vay.

Một số lời khuyên để triển khai kế hoạch trả nợ nhanh chóng và hiệu quả:

  • Khi có tiền dư, ưu tiên trả nợ trước mọi khoản chi tiêu khác. Hãy cố gắng trả nợ hàng tháng một cách nhanh chóng để giảm thiểu lãi suất và giảm thời gian trả nợ.
  • Tạm thời giảm chi tiêu không cần thiết như ăn uống ngoài, mua sắm đồ xa xỉ, hoặc các khoản giải trí để tập trung vào trả nợ.
  • Khám phá cách tăng thu nhập bằng cách tìm kiếm cơ hội làm thêm, phát triển kỹ năng mới, hoặc tận dụng những sở trường cá nhân để có thêm nguồn tiền.
lap ke hoach tai chinh ca nhan dài hạn cho mục tiêu hưu trí hoặc tự do tài chính
Lập kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn cần thêm mục đầu tư hoặc vay (Nguồn: Internet)

Những điều cần lưu ý khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nắm để kế hoạch chi tiêu cá nhân được đảm bảo hiệu quả:

  • Kế hoạch chi tiêu cần phản ánh đúng tình hình tài chính thực tế của bạn.
  • Xác định mục tiêu tài chính cụ thể mà bạn muốn đạt được, bao gồm cả các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn như mua nhà, hưu trí, tự do tài chính, du lịch, học hỏi, và sự nghiệp. Mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn tập trung và thiết lập kế hoạch hiệu quả hơn.
  • Theo dõi từng giai đoạn thực hiện kế hoạch để có thể đưa ra điều chỉnh hợp lý nếu có sự kiện ngoài mong muốn xảy ra.
  • Xây dựng một quỹ dự phòng là một phần quan trọng của kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn để đảm bảo rằng bạn có khả năng đối phó với các tình huống khẩn cấp và bất ngờ trong cuộc sống mà không ảnh hưởng đến mục tiêu lớn hơn.
Những điều cần lưu ý khi lap ke hoach tai chinh ca nhan
Những điều cần lưu ý khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân (Nguồn: Internet)

Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là việc cần làm của mỗi người nếu muốn đạt được những mục tiêu tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn. Thông qua việc lập và thực hiện sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả phục vụ cuộc sống của bạn tốt hơn. Và ứng dụng Ngân hàng số Timo với giao diện dễ sử dụng, thân thiện với người dùng chính là sự lựa chọn phù hợp cho bạn. Tải app Timo ngay hôm nay nhé.

—————————————————————————————————————————

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG SỐ TIMO

Timo là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam, được đảm bảo và đồng phát triển bởi Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapital Bank). Timo hoạt động dựa trên ứng dụng điện thoại/website, cho phép người dùng thực hiện hầu hết các giao dịch như mở tài khoản, gửi tiết kiệm, chuyển tiền,… như tại một ngân hàng thông thường theo hình thức trực tuyến và miễn phí hoàn toàn, không phí ẩn.

Timo đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín, bao gồm:

  • Giải thưởng “Ngân hàng kỹ thuật số phát triển nhanh nhất” do THE GLOBAL ECONOMICS trao tặng trong 2 năm liền.
  • TOP 8 ngân hàng số uy tín tại Châu Á năm 2021 do Tạp chí PaySpace và Seasia bầu chọn.
  • Vinh danh là “Ngân hàng tiên phong kết nối cộng đồng và phát triển bền vững” tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2022.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline: 1800 6788

Email: care@timo.vn

Địa chỉ:

  • Timo Hangout TP.HCM: 258 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Timo Hangout Hà Nội: 318 Phố Huế, Phường Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng
  • Timo Hangout Đà Nẵng: 23 Nguyễn Văn Linh, Phường Bình Hiên, Quận Hải Châu
  • Timo Hangout Cần Thơ: 79A Trần Phú, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ

THEO DÕI NGÂN HÀNG SỐ TIMO



ĐĂNG KÝ VAY TIỀN NGAY

 

👇👇👇

Đối tác

Lãi suất

Hạn mức

 
12 – 20% 1 triệu - 10 triệu

ĐĂNG KÝ VAY

12 – 18.25% 1 triệu - 10 triệu

ĐĂNG KÝ VAY

12 – 18.25% 500k - 15 triệu

ĐĂNG KÝ VAY

24% 1 triệu - 10 triệu

ĐĂNG KÝ VAY

12 -18.25% 1 triệu - 10 triệu

ĐĂNG KÝ VAY

12 -18.25% 1 triệu - 10 triệu

ĐĂNG KÝ VAY

13.2% 5 triệu - 30 triệu

ĐĂNG KÝ VAY

13.2% 1 triệu - 20 triệu

ĐĂNG KÝ VAY

18.25% 500k - 15 triệu

ĐĂNG KÝ VAY